Đối với ngành nghề nông nghiệp thì hoạt động chăn nuôi cũng được xem là ngành nghề trọng điểm bên cạnh việc trồng trọt. Để đảm bảo an toàn cho vật nuôi cũng như có được hiệu quả tốt nhất thì việc đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi là điều vô cùng cần thiết. Chính vì lý do này mà việc kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi đang được nhiều doanh nghiệp, tổ chức càng được coi trọng. Hãy cùng ATC tìm hiểu những điều cần biết về uy trình kiểm nghiệm mặt hàng này nhé.

Thức ăn chăn nuôi là gì?

Thức ăn chăn nuôi là các sản phẩm của nhiều loại nguyên liệu được phối chế nhằm đảm bảo vật nuôi có đủ chất dinh dưỡng. Những loại thức ăn này thường ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn ở dạng: nguyên liệu, thức ăn đơn, hỗn hợp, đậm đặc, phụ gia và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi. 

 

Những sản phẩm này nhằm tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên, góp phần ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả khi sử dụng thức ăn.

Mục đích của việc kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

Chất lượng của thức ăn sẽ tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.Nếu vật nuôi được đảm bảo đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng thì tốc độ sinh trưởng càng nhanh, thời gian nuôi sẽ được rút ngắn. Đồng thời khối lượng xuất chuồng được nâng cao, góp phần  thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước và gia tăng sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài. Do thế mà các hoạt động kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi không chỉ có vai trò mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất mà còn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu thực phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con người. 

Những quy định pháp lý về kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

Việc kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi sẽ được tiến hành căn cứ theo những quy định sau:

– Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT

– Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Thông tư này chỉ định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, thay thế Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2019. Trong đó:

– QCVN 01- 183: 2016/BNNPTNT: Quy định này giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm. Cụ thể là đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho gà, lợn, vịt, chim cút, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bò thịt, bê.

– QCVN 01 – 78: 2011/BNNPTNT: Đây là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi  và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi. Cụ thể là các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đơn cho gia súc, gia cầm.

Còn đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật cảnh như chó, mèo và động vật cảnh khác và thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn cho gia cầm, gia súc thì tiêu chuẩn cơ sở do đơn vị tự công bố áp dụng.

Công văn 405/BVTV-KH 2020: Thực hiện kiểm tra thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật nhập khẩu của Cục Bảo vệ thực vật. Công văn đề cập đến việc kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP và Nghị định 154/2018/NĐ-CP. Đối với các loại thức ăn chăn nuôi chưa có QCVN được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP.